NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ PHẦN 2

dich vu thanh lap cong ty tron goi

1. Trường hợp người mua không phải đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán không ký số hóa đơn điện tử, hóa đơn có hợp lệ hay không?

Theo quy định tại Điều 6 thông tư 32/2011/TT-BTC thì trên Hóa đơn điện tử phải có Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.

Công văn 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016 của Bộ Tài Chính:

Nếu có hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa giữa người bán với người mua như: Hợp đồng kinh tế, PXK, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,… thì người bán lập Hóa đơn điện tử cho người mua, trên Hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của Người mua.

Trường hợp người bán muốn đề nghị được miễn tiêu thức chữ ký điện tử của người mua trên Hóa đơn điện tử thì gửi văn bản đề nghị đến Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp để được xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể.

2. Tính nổi trội của hóa đơn điện tử so với hóa đơn truyền thống?

    • Giảm chi phí in ấn, gửi, bảo quản, lưu trữ, khai thác hóa đơn.
    • Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, kê khai, nộp thuế.
    • Tăng tính an toàn cho hóa đơn khi hóa đơn điển tử có thể sao chép thành nhiều bản, tránh được các rủi ro, thất lạc, hư hỏng
    • hóa đơn; nếu mất có thể yêu cầu cấp lại hóa đơn
    • Quá trình thanh toán nhanh hơn
    • Góp phần bảo vệ môi trường.

3. Trong Điều 17 của Thông tư 153 có quy định: “Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hoá đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau: – Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hoá đơn. Dòng ghi hàng hoá cuối cùng của số hoá đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hoá đầu số hoá đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. – Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các lo

– Với hóa đơn giấy số lượng dòng trên một hóa đơn là cố định, nên khi phát sinh số lượng hàng hóa dịch vụ nhiều thì không thể ghi đủ trên 1 hóa đơn. Nhưng với hóa đơn điện tử thì số dòng có thể tự tăng lên tùy theo số lượng hàng hóa sản phẩm có trên hóa đơn và có chữ kí số ký trên toàn bộ file hóa đơn, đảm bảo được tính pháp lý mà không cần lập nhiều hóa đơn liên tiếp hoặc đính kèm bảng kê.

4. Hóa đơn điện tử được áp dụng cho các loại hóa đơn nào ?

Hóa đơn điện tử gồm các loại:

  • Hóa đơn xuất khẩu;
  • Hóa đơn giá trị gia tăng;
  • Hóa đơn bán hàng;
  • Hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…;
  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

5. Hóa đơn điện tử có được sử dụng dạng song ngữ (Tiếng Việt và Tiếng nước ngoài) được không?

Có. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn điều chỉnh giảm hóa đơn

hướng dẫn làm tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp tại bất cứ ngân hàng nào của việt nam

Bảng giá hóa đơn điện tử M-invoice

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng hóa đơn điện tử M-invoice

Mẫu hóa đơn điện tử M-invoice

Hướng dẫn điều chỉnh giảm thuế suất trên hóa đơn M-invoice

Bảng giá dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

Thủ tục xin cấp lại dấu pháp nhân do bị mất hoặc bị hỏng

Đại lý thuế là gì? điều kiện để thành lập đại lý thuế

Quy chế công ty, tại sao doanh nghiệp cần phải soạn thảo quy chế riêng cho công ty

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dich vu thanh lap cong ty tphcm